Chị Hà (Tân Bình) kể: Chị có 2 hũ mật: 1 mua trôi nổi ở chợ, 1 do chính cậu ruột tự lấy ở rừng rồi đem tặng nhưng cả hai đều bị đóng đường sau một thời gian sử dụng!?!
Chị thắc mắc: “Nếu mật nào cũng bị đóng đường thì đâu là cách phân biệt mật thật, mật “dỏm”? Và có nên tiếp tục sử dụng mật ong đóng đường không?”
Bài viết dưới sẽ giúp chúng ta có câu trả lời cho những băn khoăn này!
- Mật ong đóng đường là gì?
- Vậy mật thật có bị kết tinh hay không?
- Nên tiếp tục sử dụng mật bị kết tinh không?
- Mật ong bị kết tinh: Cách phân biệt mật thật – giả?
Mật ong đóng đường là gì?
Đóng đường là hiện tượng mật ong bị kết tinh, chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (mịn hoặc to). Tình trạng này thường xảy ra ở miệng, đáy hoặc có khi là cả chai.
Tương tự trường hợp chị Hà, Holy Bee thực hiện một thí nghiệm nhỏ: Đặt 1 hũ mật ong nguyên chất và 1 hũ mật ong giả vào tủ lạnh. Sau khi kiểm tra nhận thấy cả 2 hũ mật đều bị kết tinh! Điều này đồng nghĩa rằng không có cách phân biệt mật thật, giả hay sao?
Đừng vội lo lắng, đọc tiếp để có câu trả lời nào!
Vậy mật ong nguyên chất có bị kết tinh hay không?
Câu trả lời là CÓ!
Ông Vũ Thế Thành – Chuyên gia lĩnh vực Hóa học và quản trị chất lượng chia sẻ: Thành phần mật ong thật gồm nhiều loại đường, trong đó nhiều nhất là đường fructose (40%), đường glucose (30%) và nước (18%-20%). Các loại đường này hòa quyện mạnh mẽ vào nhau đạt đến mức “siêu bão hòa” (super saturation). Tuy nhiên trạng thái này thường không bền vững. Đôi khi chỉ cần một tác động nhẹ đã có thể khiến đường bị kết tinh. Trong mật ong thì đường glucose là loại dễ bị kết tinh nhất. Hiện tượng đóng đường chính là do đường glucose bị tách nước dẫn đến hình thành dạng tinh thể. Hàm lượng glucose trong mật càng cao thì tỉ lệ mật kết tinh càng lớn.
Hàm lượng nước trong mật ong nguyên chất dao động ở mức 17% – 20%, mật có hàm lượng nước càng thấp (mật càng đặc) thì càng nhanh bị kết tinh. Chứng tỏ mật không bị kết tinh là mật có nhiều nước hoặc đã qua xử lý công nghiệp.
Nguyên nhân khác khiến sự kết tinh diễn ra là do các hạt phấn hoa siêu nhỏ còn lẫn trong mật. Đây cũng chính là đặc điểm nhận biết mật ong nguyên chất. Vì chỉ mật ong dùng công nghệ chiết xuất tiên tiến, không xử lý lọc bằng nhiệt thì lượng phấn hoa này mới không bị mất đi.
Mật ong nguyên chất đặt ở ngăn mát tủ lạnh hoặc điều kiện thời tiết dưới 20 độ C cũng xảy ra tình trạng kết tinh.
Ngoài ra, tốc độ kết tinh cũng tùy thuộc vào loài hoa chiết xuất ra từng loại mật.
Nên tiếp tục sử dụng mật ong kết tinh không?
Như vậy, những điều trên cho thấy kết tinh không phải là dấu hiệu của mật giả mà trái lại còn chứng tỏ loại mật bạn đang sở hữu là mật chất lượng cao (mật đặc, glucose cao, nguồn gốc từ hoa thiên nhiên…)
Ông Vũ Thế Thành cho biết thêm: Về thành phần hóa học, việc kết tinh này không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng cũng như chất lượng mật.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà nội trợ không cần thiết phải rã kết tinh mà nên để vậy dùng để đảm bảo dưỡng chất của mật. Thực tế nhiều khách hàng Holy Bee cũng phản hồi rằng mật ong kết tinh có dạng sánh mịn vẫn rất thơm ngon và hương vị không khác dạng mật lỏng.
Mật ong bị kết tinh: Cách phân biệt mật thật – giả?
Phần kết tinh của mật giả thường rất cứng trong khi đó kết tinh mật nguyên chất thường mịn và sẽ bị tan ra khi ngâm lọ mật trong nước nóng. Kết tinh của mật giả thường lắng lại ở đáy chai còn mật thật sẽ cô đặc lại dần từng phần nhỏ cho đến hết.
Kết tinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường của mật ong, nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được mật là thật hay giả. Bởi còn nguyên nhân khác khiến mật bị kết tinh như thời tiết, nhiệt độ, lắc, chạm, khuấy…
Chính vì sự dễ nhầm lẫn như vậy, người tiêu dùng nên chọn nơi bán uy tín, có địa chỉ rõ ràng để mua mật ong. Nhằm được bảo đảm mật nguyên chất và an toàn cho sức khỏe cả nhà.